THI CÔNG PCCC NHÀ XƯỞNG KHO BÃI

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     THUYẾT MINH BIỆN PHÁP QUY TRÌNH CUNG CẤP THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ PCCC     

  I./ CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG:

–          LUẬT PCCC  29/6/2001

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995: (Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế).

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 – 2001: (Hệ thống báo cháy tự động yêu cầu thiết kế).

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760 – 1993: (Hệ thống chữa cháy –  yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và sử dụng).

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6102 – 1995: (Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chất chữa  cháy bột).

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1- 2004-ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy sách tay và xe đẩy chữa cháy – Lựa chọn và bố trí.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890 – 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

 II. BIỆN PHÁP, QUY TRÌNH THI CÔNG

A.    HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

1. Khái niệm chung về hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống thiết bị tự động phát tín hiệu cháy và thông báo khu vực cháy. Hệ thống báo cháy gồm các thiết bị: Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, nút ấn, chuông, đèn báo cháy, các modul điều khiển, dây dẫn nguồn, ống PVC bảo vệ dây dẫn, nguồn cung cấp.

2 . Nội dung lắp đặt

–           Dùng hệ thống báo cháy tự động để giám sát các khu vực của công trình.

–           Tại các khu vực của tào nhà: Sử dụng đầu báo cháy tự động kết hợp sử dụng hệ thống báo cháy bằng tay thông qua nút nhấn báo cháy được đặt đều trong các vị trí thuận tiện như hành lang thoát hiểm…

–           Tại khu vực văn phòng, dùng thiết bị báo cháy tự động (đầu báo cháy khói quang điện, đầu báo nhiệt gia tăng) kết hợp với báo cháy bằng tay, đảm bảo các khi xảy ra cháy tại bất cứ khu vực nào thì đám cháy đó cũng được phát hiện sớm và kịp thời.

–           Tín hiệu cháy được tủ trung tâm sử lý và phát tín hiệu thông qua hệ thống loa báo tại tủ trung tâm, hệ thống chuông và đèn báo cháy được lắp tại tất cả các khu vực thuận tiện cho con người quan sát và nhận thông tin nhanh nhất. Chuông và đèn báo cháy được lắp đặt cách trần nhà 40 cm và 50 cm để đảm bảo mỹ quan cho công trình đồng thời phát huy tối đa được tốc độ truyền âm thanh trong nhà xưởng cũng như toàn bộ công trình.

     Các đầu báo khói, báo nhiệt được bố trí lắp đặt phù hợp với các tiêu chuẩn PCCC hiện hành của Việt Nam.

 Kết quả hình ảnh cho Các đầu báo khói, báo nhiệt được bố trí lắp đặt phù hợp với các tiêu chuẩn PCCC hiện hành của Việt Nam.a

 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THIẾT BỊ

Trung tâm xử lý chính :

Là bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy . Trung tâm xử lý tín hiệu báo cháy được đặt tại phòng kỹ thuật tầng hầm . Đây là một phần bộ phận chính , có nhiệm vụ nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy , các tín hiệu sự cố kỹ thuật và hiển thị các thông tin về hệ thống .

Thường xuyên hoạt động suốt 24/24 giờ .

Trung tâm được cấp nguồn điện xoay chiều một pha 220V/50Hz , khi mất nguồn AC ( điện lưới ) hệ thống vẫn hoạt động bình thường nhờ có bộ nguồn dự phòng ( 24VDC ) bảo đảm hoạt động liên tục suốt ngày đêm .

Có chức năng kích hoạt máy bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy cấp nước vách tường và kích hoạt hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động ( sprinkler System , CO2 , Extinguising System ) hay điều khiển thang máy .

Có chức năng truyền thông tin sự cố cháy và các thông tin chi tiết về trung tâm Cảnh Sát PCCC ( Monitoring Satation ) , qua đường dây điện thoại hoặc vô tuyến .

a)        Đầu báo khói

Đầu báo khói là thiết bị trực tiếp giữ vai trò giám sát , phát hiện dấu hiệu có khói xuất hiện và gửi tín hiệu về trung tâm xử lý . Thời gian tác động của các đầu báo khói không lớn hơn 30 giây . Mật độ khói của môi trường có tác dụng đến đầu báo khói từ 5% đến 20% .

b)        Đầu báo nhiệt gia tăng

Là loại đầu báo không cảm ứng khói . Nó sẽ cảm ứng hiện tượng bầu không khí xung quanh gia tăng nhiệt độ một cách đột ngột , khoảng  5oC / phút . Nó sẽ phát hiện tình trạng nhiệt độ không khí bất thường này và phát tín hiệu báo động gửi về trung tâm xử lý .

c)        Công tắc báo cháy khẩn cấp

Là loại thiết bị thực hiện việc báo cháy bằng tay khi có người phát hiện sự cố cháy , trong trường hợp khẩn cấp được lắp đặt tại những nơi thuận tiện để con người có thể dễ dàng nhìn thấy và tác động vào khi có sự cố .

d)        Chuông báo cháy

Khi xảy ra sự cố cháy , chuông sẽ báo động với cường độ 90ddB tại vị trí cách 1m , chuông báo cháy được đặt ở những nơi có người trực thường xuyên và nhiều người qua lại để thông báo và yêu cầu mọi người tham gia chữa cháy , thoát nạn .

e)        Nguồn điện

Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc có cháy , ngoài nguồn điện chính xoay chiều ( AC ) lấy từ lưới điện quốc gia , trung tâm báo cháy được trang bị một bộ nguồn dự phòng nhằm đảm bảo cho hệ thống làm việc 24 giờ liên tục khi mất điện trong trạng thái giám sát bình thường và trong 3 giờ khi có sự cố cháy .

f)         Đèn chớp báo cháy

Đèn báo cháy được đặt trên cao cùng với chuông để thông báo cho người đang ở khu vực xung quanh biết được chính xác khu vực bị cháy . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì trong lúc bối rối do sự cố cháy , thì người sử dụng cần phân biệt rõ ràng vị trí nơi xảy ra sự cố để xử lý kịp thời .

g)        Các yếu tố liên kết

Gồm các linh kiện , hệ thống cáp và dây tín hiệu , các

 1.  Biện pháp và quy trình thi công và lắp đặt thiết bị: 

-         Phân bổ vùng lắp đặt báo cháy: Thi công theo bản vẽ đã được thẩm duyệt về mặt PCCC.

Tủ trung tâm báo cháy (Fire Alarm Control Panel)

-         Khi xảy ra báo động cháy, nó sẽ xác định chính xác vị trí xảy ra cháy. Trung tâm báo cháy được lắp đặt trên tường không có nguy cơ cháy nổ, nơi có người thường trực thường xuyên, cách mặt sàn từ  0.8 mét đến 1.0 mét.

Chuông báo tự động ( Fire Alarm Bell)

-         Ở dọc các hành lang, nơi có số người thường qua lại, có thể lắp đặt chuông báo động, công tắt kéo khẩn (Full Station)( xem vùng đó là nơi công cộng theo NFPA 72E). Thiết bị báo động bằng âm thanh (chuông, loa..) có cường độ âm thanh lớn hơn 100db (ở khoảng cách 1m).

-         Là thiết bị báo động khi có cháy, đặt ở nơi có người trực thường xuyên và nơi có nhiều người qua lại nhằm thông báo di chuyển và yêu cầu mọi người có trách nhiệm tham gia chữa cháy.

-         Đặt tại cao độ 2.8 – 3.5m so với sàn nhà và được đặt bên chỗ đặt công tắc khẩn.

Đầu báo khói /nhiệt ( Smoke/ Heat Detector):

-         Trong các phòng riêng biệt được lắp các đầu báo khói loại ION chúng sẽ nhận biết được dấu hiệu cháy khi khói của đám cháy thâm nhập vào buồng cảm ứng của nó. Các đầu báo ở đây hoạt động với độ tin cậy cao, phù hợp cho môi trường có độ ẩm, nhiệt độ biến đổi mạnh, chống nhiễu cao. Các đầu báo khói được lắp đặt trên trần nhà tại các kho, phòng.

Công tắc kéo khẩn ( Pull Station)

-         Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền tín hiệu báo cháy về trung tâm bằng cách kéo giật công tắc. Công tắc lắp đặt trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao 1.5m tính từ sàn nhà (TCVN 5738 – 1993). Ngoài ra, công tắc này cũng được kết nối với hệ thống chữa cháy (cấp nước vách tường, Spinkler..)

  2. HỆ THỐNG LIÊN KẾT.        

-         Gồm các linh kiện ống, dây cáp, dây tín hiệu cùng các bộ phận tạo thành tuyến liên kết thống nhất giữa các thiết bị của hệ thống.

-          Cáp tín hiệu sử dụng loại cáp tín hiệu Cu/PVC chống nhiễu có tiết diện 2C x 1.5 mm² và loại 4C x 1.5 mm².

-         Dây nguồn báo cháy được sử dụng loại dây Cu/PVC chống nhiễu theo tiêu chuẩn ngành có tiết diện 2C x 1.5mm² .

-         Cáp tín hiệu được lắp âm vào tường, trần nhà. Trường hợp gắn nổi bên ngoài thì có biện pháp chống chuột cắn hoặc các tác nhân cơ học khác.

-         Ống luồn dây tín hiệu là loại ống nhựa PVC .

3.   NGUỒN ĐIỆN

-         Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc khi có cháy, ta lựa chọn nguồn ắc quy dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc 24 giờ liên tục kể từ khi mất điện trong điều kiện bình thừơng và lớn hơn 3 giờ khi có cháy.

-         Bình điện 12v - 35Ah.

-         Nguồn điện AC được lấy từ tủ chính để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục.

-         Ngoài ra trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ. Việc tiếp đất phải thoã mãn yêu cầu của TCVN 4756: 1989.

Hệ thống báo cháy tự động phải được kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.

4.     HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG & SPRINKLER

5.Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy:

 6. Hê thống chữa cháy tự động Spinrinler

-  Đường ống chính STK tạo thành mạch vòng.  Đầu phun Sprinkler cường độ phun 0.08l/s/m2. diên tích bảo vệ 1 đầu phun là 12m2, khoảng cách giữa các đầu 

7. Máy  Bơm chữa cháy

-           Máy bơm chữa cháy đóng vai trò chủ đạo và có tính chất quyết định hiệu quả của công việc cứu chữa một vụ cháy. Ngoài việc cung cấp đầy đủ và liên tục lưu lượng nước chữa cháy theo yêu cầu (Q = 120 m3/h) máy bơm còn phải có áp lực cần thiết để đưa nước đến được các vị trí xa nhất, cao nhất của công trình. Để bảo đảm các yêu cầu trên máy bơm cần phải vượt qua (khắc phục) được những lực cản (sự tổn thất áp lực) diễn ra trên quãng đường truyền nước từ máy bơm đến đám cháy.

-           Điện áp                                                          380 VAC / 3ph / 50 Hz

-           Công suất máy                                              Q =67.6L/s @=90m

Máy bơm  điện dự phòng có công xuất tương đương và có cùng thống số kỹ thuật như trên.

 a.Máy bơm bù áp:

- Điện áp:                                                              380VAC/ 3pha/50Hz

- Công suất:                                                          Q = 1.5L/s @=95m

b. Phương pháp lắp đặt

Lắp đặt đường ống nước.

-           Trục mạch chính D150, D100 và các đường ống nhánh D100, D80, D65, D50 phải thi công lắp đặt đồng thời với các công trình ngầm khác của công trình.

Ghép nối

-           Trong trạm bơm các mối nối đều phải hàn kết nối thiết bị bằng mặt bích

-           Các đường trục chính (trừ các nhánh phân phối đi vào các tầng) các mối nối đều phải ren để bảo đảm độ kín và duy trì áp lực

-           Các trục đường ống còn lại các mối nối quy định sau:

-           Đường kính ống D =150/100/80/65mm    - Phương pháp hàn mặt bích, coupling, hàn

-           Đường kính ống D = 50/25 mm                              - phương pháp ren

-           Các van  còn lại các mối nối quy định sau:

-           Các van có đường kính        D > 65mm                  - phương pháp mặt bích, coupling, hàn

-           D < 65mm      - phương pháp ren  

DIỄN GIẢI HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

-         Hệ thống chữa cháy vách tường:

-         Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường được thiết kế độc lập với hệ thống chữa cháy Sprinkler.

-         Trừ  trạm bơm chữa cháy được đặt trên tầng trệt cấp các tầng 1 đến kỹ thuật, tầng kỹ thuật nối lại thành mạng vòng và nối với hồ nước mái bằng đường ống TTK DN150.

-         Mỗi tầng được lắp đặt 02 họng chữa cháy, các hộp PCCC kèm theo 01 cuộn vòi D50 và dài 30m và lăng phun 13 ly.

-         Hệ thống chữa cháy tự động:

-         Đầu phun Sprinkler 68 độ C tương ứng với các điều kiện của từng khu vực .

-         Hệ thống điều khiển bơm chữa cháy: tủ điều khiển hệ thống, các công tắc điều khiển, công tắc báo động dòng chảy, công tắc áp lực.

-         Bộ phận cung cấp và dự trữ chất chữa cháy: 1 bể nước – 1 máy bơm động cơ điện (bơm chính); 1 máy bơm động cơ điện (bơm dự phòng); 1 máy bơm bù áp – 1 họng chờ tiếp nước cứu hỏa (loại có 2 ngõ tiếp nước D65)

-         Đường ống: Máy bơm:

-         Ống cấp chính cho hệ thống chữa cháy sẽ bố trí theo kích thước đường ống DN 125 từ phòng bơm đi ra 2 cột nước xuyên tầng DN150 cấp cho chữa cháy vách tường và 1 cột nước xuyên tầng DN150 cấp cho hệ thống Sprinkler đi trong hộp ghen, gắn trực tiếp vào kết cấu tòa nhà.

-         Trong hệ thống chữa cháy hệ thống đường ống dùng để truyền dẫn nước chữa cháy từ bể đến lăng phun. Hệ thống đường ống đã được tính toán đảm bảo lưu lượng, áp lực, giảm tổn hao trên đường ống .

-         Ống đi âm dưới đất được sơn chống sét và lấp cát.

-         Ống đi trên tường và dầm đà được gia cố bằng giá đỡ sơn chống sét và sơn đỏ.

-         Kiểm tra độ kín của đường ống bằng thử áp lực với áp lực không dưới10kg/cm2. Duy trì trong vòng 4 giờ áp lực không được tổn thất quá 4%.

-         Kết cấu đỡ sẽ tính đến trọng lượng của hệ thống ống khi đầy nước.

-         Các bề mặt bên ngoài ống sẽ được sơn phủ chống sét bằng sơn màu đỏ.

Họng tiếp nước chữa cháy.

-         Họng tiếp nước được bố trí bên ngoài tòa nhà và được định vị dùng để bổ sung nước vào hệ thống chữa cháy từ các xe chữa cháy.

-         Họng tiếp nước được bố trí như trong bản vẽ thiết kế được xem như là một phần của bản mô tả này.

-         Các họng tiếp nước được bố trí sao cho không làm cản trở đến lưu lượng giao thông bình thường.

Vòi chữa cháy – cấp nước vách tường:

-         Vòi chữa cháy trong hộp vòi chữa cháy sử dụng loại đặt âm tường được bố trí trong hành lang của tòa nhà.

-         Mỗi hộp vòi chữa cháy có 01 cuộn vòi dài 30m và có 01 đầu nối vòi một đầu gắn vào van chữa cháy và một đầu gắn lăng chữa cháy. Các đầu nối phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.

-         Vòi chữa cháy là loại đường kính 50mm.

-         Hệ thống bơm chữa cháy được kích hoạt bởi hoạt động của bất kì họng chữa cháy nào trong tòa nhà.

-         Vòi chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu cho nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng.

Bình chữa cháy xách tay:

-         Bình chữa cháy xách tay trang bị cho tòa nhà sẽ được bố trí tại những vị trí xung yếu, cạnh các hộp chữa cháy ở mỗi tầng.

-         Những khu vực dễ cháy như phòng máy phát điện chạy Diesel, khu vực kỹ thuật, khu vực bếp, phòng bố trí tủ điện phải trang bị các bình chữa cháy loại treo tường, những khu vực có diện tích rộng được trang bị các loại bình lớn hơn.

-         Bình chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu và do nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng.

Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy:

-         Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy có nhiệm vụ nhận tín hiệu đầu vào đó là các tín hiệu đi và đến của hệ thống Sprinkler. Bảng điều khiển có các bộ phận xử lý để diễn dịch các tín hiệu đầu vào và phản hồi thích ứng, đó là khởi động các máy bơm và gửi đi các tín hiệu tương ứng.

-         Bảng điều khiển được bố trí tại phòng trạm bơm cấp cho hệ thống chữa cháy tự động và chữa cháy vách tường.

-         Tủ điều khiển bơm chữa cháy hiện rõ điện áp, cường độ dòng điện, tình trạng hoạt động.

-         Tủ điều khiển được thiết kế mạch điện tử điều khiển để tránh tình trạng mất pha, ngựơc pha.

-         Hệ thống chữa cháy bằng nước được điều khiển thông qua hệ thống điều khiển các van cấp nước chữa cháy (bằng tay). Trên đường ống chính và đường ống phụ luôn luôn có nước và áp lực nước được duy trì bởi bơm duy trì áp lực. Khi có tín hiệu báo cháy người chữa cháy chỉ việc mở van ở bất kỳ khu vực nào thì bơm điện duy trì áp lực sẽ chạy, nếu sụt áp £ 5 kg/cm² thì bơm điện chính chữa cháy sẽ khởi động và áp lực nước chữa cháy sẽ được duy trì cho đến khi hết đám cháy.

-         Tủ điều khiển hệ thống máy bơm chữa cháy điện sẽ hoạt động liên tục để điều khiển sự  hoạt động của các máy bơm cấp nước cho hệ thống chữa cháy qua các van điều khiển, công tắc áp lực tự động, bồn áp lực.

 Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công An ban hành .

FACEBOOK
0984303468